Thuốc nam

Thuốc Nam là một ngành y học thuộc Đông y, nhưng khác với thuốc Bắc vì có nguồn gốc xuất phát từ Việt Nam thay vì từ Trung Hoa như trường hợp của thuốc Bắc.
Các vị thầy thuốc nổi tiếng được xem là bậc tổ của nghề y Việt Nam là Hải Thượng Lãn Ông hay Tuệ Tĩnh
Một đặc tính của thuốc Nam là dùng những nguyên liệu là thảo mộc bản địa chứ không phải những dược chất xa lạ. Ngoài ra cách chế biến cũng chuộng cách dùng nguyên liệu ở dạng tươi, xấy khô chứ không nấu thành cao hoặc bào chế cầu kỳ.


Tìm Hiểu Về Quả Phật Thủ Trong Đông Y

Quả phật thủ theo đông y còn gọi Phật thủ phiến, Phật thủ cam. Tên khoa học Citrus medica L. var svcodactylus SW. (Citrus medica L var digitata Riss.), thuộc họ Cam quýt (Rutaceae).


Quả Phật thủ có hình dáng nắm tay của phật. Trong Phật thủ có tinh dầu và một chất Flavonoit gọi là Hesperidive C25H21O15.
Phật thủ thường dùng để ăn, làm mứt hay làm thuốc. Phật thủ vị cay, hơi đắng và chua, tính ôn vào 3 kinh phế và tỳ, vị. Có công dụng lý khí – hành khí giải uất đối với các loại khí trệ, khí nghịch – thư can, chỉ thống – ngừng đau, cầm nôn mửa, mạnh tỳ chữa ho. Hương thảo làm tỉnh tỳ, lý khí, khai vị công năng rất tốt.
Về lâm sàng, Phật thủ chủ trị khí trệ ở can vị ngực bụng trướng đau. Phật thủ hương thơm, cay, tán, đắng giáng ôn, thông nên dùng chữa các chứng khí trệ can uất, can vị không hoà tạo nên các chứng hiếp can trướng thống, quản phúc (bụng), lí mẫn, nôn mửa ăn ít. Phật thủ thư can giải uất, trị chứng đàm (đờm) khí giao trở sinh ế cách, chửa tràng nhạc (bệnh lao hạch ở 2 bên cổ).
Theo “Dược tính chỉ nam” Phật thủ còn chữa được cả chứng đi lỵ bị rặn nhiều và chứng đau bụng hoắc loạn. Nhưng chứng lỵ đã lâu mà khí lực quá yếu mệt, không nên dùng nó.
Theo lâm sàng báo (Trung Quốc) Phật thủ chữa được tính truyền nhiễm của bệnh viêm gan trẻ em. Theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi: Phật thủ dùng ngày từ 3 – 6 gam dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Phật thủ rửa sạch, thái thành phiến, phơi khô ngâm với rượu, uống trước bữa ăn, có tác dụng chữa tỳ vị rất tốt.

Thuốc Nam Chữa Bệnh Phụ Khoa

Trong y học cổ truyền, có rất nhiều bài thuốc hay chữa bệnh phụ nữ. Xin giới thiệu một số phương thuốc thông dụng chuyên điều trị các chứng bệnh về phụ khoa mà chị em thường mắc phải.

Thuốc điều hòa kinh nguyệt: Hoa đơn trắng 10g, ngải cứu 10g, ích mẫu 12g, củ nghệ 8g. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần. Uống 5 thang, trước kỳ kinh 9 ngày.

Chữa kinh nguyệt không đều (chọn dùng một phương) 

Dùng: Hoa giấy 15g, cây ích mẫu 18g, đậu đen 10g, đường đỏ 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Uống 5 thang, trước kỳ kinh 7 ngày.
Dùng: Lan một lá 10g, ích mẫu 15g, ngải cứu 20g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trước khi ăn, uống 3-5 tháng trước kỳ kinh 7 ngày.
Dùng: Hoa thục quỳ 10g, ích mẫu 8g, nghệ đen 6g, ngải cứu 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. dùng 5 thang, trước kỳ kinh 8 ngày.
Dùng: Hoa xu xi 5g, ích mẫu 15g, ngải cứu 10g. Ngày dùng 1 thang, chia 3 lần. Uống 5 thang, trước kỳ kinh 7 ngày.
 Dùng: Quả sộp 20g, ngải cứu 15g, ích mẫu 20g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần uống, uống 5 ngày liền, trước kỳ kinh 7 ngày.
Hoa Thục Quỳ chữa kinh nguyệt không đều
Chữa rong kinh: Lá huyết dụ 5g, lá trắc bá 5g, ích mẫu 10g, ngải cứu 8g, cỏ nhọ nồi 6g. Các vị sao hơi cháy, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần uống. Uống 5 thang trước kỳ kinh 10 ngày.

Chữa băng huyết: Đuôi chồn lệch 50g, ngải cứu (sao đen) 10g, lá huyết dụ (sao đen) 15g, cỏ nhọ nồi (sao đen) 10g. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần, mỗi lần 50ml, uống trong 3 ngày liền.

Chữa xuất huyết tử cung: Hoa quỳnh 5 cái, ích mẫu 15g, thịt lợn nạc 100g. Nấu canh ăn ngày 1 lần. Ăn trong 3-5 ngày sẽ tác dụng.
 Hoặc dùng: Hoa mào gà 50g, ngải cứu (sao cháy) 30g. Tán thành bột mịn, ngày uống 7g, chia 3 lần chiêu với nước sôi để nguội.

Chữa bế đau bụng kinh: Hoa mộc 7g, luân kế 10g, ngải cứu 10g, ích mẫu 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần uống. Uống trong 3-5 ngày.

Chữa tắc kinh: Rẻ quạt 4g, ngải cứu 10g, ích mẫu 10g, nghệ 5g, củ gấu 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Dùng 5 thang, trước kỳ kinh 10 ngày.

Ngải cứu chữa băng huyết, đâu bụng kinh...

Chữa bạch đới: Hoa giấy 10g, hoa mào gà trắng 25g, rau sam 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Uống trong 5 ngày.
Hoặc dùng: Hoa giấy 15g, vỏ quả lựu 10g, đậu ván trắng 30g, trắc bách diệp 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trong ngày. Uống liền 5 ngày.
Hay dùng: Búp ổi 30g, vỏ sắn thuyền 30g, rễ cỏ tranh 30g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống 5-7 ngày.
Có thể dùng: Rau sam giã vắt lấy nước cốt 30ml, đập vào 2 lòng trắng trứng gà, khuấy đều, đun sôi uống vài lần trong ngày.
Thuốc an thai: Hoàng cầm 8g, bạch truật 10g, củ gai 10g. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần. Nằm bất động, uống trong 3 ngày liền.

Chữa sưng vú: Dùng lá hoa hiên 10g, giấm ăn 10ml. Rửa sạch lá hoa hiên, giã nhỏ trộn vào giấm đắp vào chỗ đau, ngày thay thuốc 1 lần, cần đắp từ 3-5 ngày.

Chữa đau vú: Hoa xu xi 10g, vỏ cây đại tươi 12g, hạt gấc bỏ vỏ đen bên ngoài 3 hạt, giấm ăn 30ml. Rửa sạch giã nhỏ, trộn đều trong giấm, đắp vào chỗ đau ngày 1 lần.

Chữa viêm vú: Gai bồ kết 40g, hoàng hoa 30g. Cả hai sao vàng tán nhỏ, trộn với mỡ lợn bôi vào chỗ đau ngày 3 lần.
Hoa giấy chữa bạch đới
Chữa ít sữa: Dùng quả sộp 15g, bồ công anh 25g, lá mua 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Dùng 3-5 thang.

 Hoặc chữa ít sữa sau sinh: Quả sung 50g, mít non 40g, đậu xanh 20g, gạo nếp 50g, gạo tẻ ngon 50g, chân giò lợn 1 cái. Ninh nhừ tất cả ăn trong ngày.

Hay làm lợi sữa: Dùng rau mồng tơi nấu canh thường xuyên có tác dụng lợi sữa.

Chữa sữa không thông: Rau diếp 100g, sắc rau diếp này chế thêm chút rượu uống sẽ thông sữa.

Chữa sau sinh rong huyết kéo dài: Thường kèm theo kém ăn, đau đầu, mệt mỏi, thì dùng tam thất, hồi đầu có lượng mỗi thứ như nhau tán nhỏ, mỗi lần uống 2-3g, chiêu với nước chín nguội, ngày uống 2-3 lần vào khoảng giữa buổi và trước khi đi ngủ. Uống 5-7 ngày.

Chữa phụ nữ có thai thiếu máu, hoặc sau sinh ốm yếu suy nhược: Dùng quả sim khô sắc uống hàng ngày, mỗi ngày sắc 40g.

Chữa nứt nẻ đầu vú: Dùng sặng trắng mài ra trộn với mật ong bôi vào sẽ khỏi.

Chữa viêm tiết niệu: Hoa mào gà 15g, biển súc 10g, thài lài tía 8g, rễ cỏ tranh 8g, rau má 15g, râu ngô 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống liền trong 5-7 ngày.

Chữa bí tiểu tiện: Đuôi chồn lệch 5g, mã đề 10g, rễ cỏ tranh 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống trong 3 ngày.
Hoặc: Rễ, lõi thân cây hướng dương 25g, rễ cỏ tranh 12g, râu ngô 15g, lá diếp cá 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Hay dùng: Lá rạng đông 5g, lá hành 5g, rễ cỏ tranh 15g, rau má 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Uống trong 3-5 ngày.

Tiểu buốt: Củ hoa phấn 10g, rau má 15g, rễ cỏ tranh 12g, râu ngô 15g. Ngày sắc 1 thang chia 3 lần uống, trong 2-3 ngày.

Tiểu dắt: Rễ ngọc lan hoa trắng 15g, râu ngô 20g, rau diếp cá 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống trong 5-7 ngày.

Tiểu đỏ: Hạt thục quỳ 5g, rau má 20g, râu ngô 15g, rễ cỏ tranh 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Cần uống 5 ngày.

Chữa sỏi niệu đạo: Hạt thục quỳ 8g, kim tiền thảo 15g, rễ cỏ tranh 10g, mã đề 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Cần uống 3 liệu trình (mỗi liệu trình là 10 ngày).

Chữa tiểu ra máu: Rau sam nấu canh ăn liên tục trong 3-5 ngày sẽ khỏi..

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
2012 Ấm sắc thuốc bắc bằng điện | Ấm sắc thuốc for Hotline 0977.948.998 Bản quyền: 37 Đỗ Quang, Hà Nội, Giao hàng trong 24h